Rất ít bệnh nhân ung thư biết nên ăn uống như thế nào cho hợp lý. Nhiều người bệnh đã áp dụng chế độ ăn kiêng khắc nghiệt như ăn thực dưỡng, ăn chay để hạn chế sự phát triển của khối u.

Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng, rất ít bệnh nhân biết nên ăn uống thế nào cho hợp lý. Không những thế, nhiều người bệnh vì tâm lý “có bệnh vái tứ phương” nên đã áp dụng các chế độ dinh dưỡng khắc nghiệt, thiếu khoa học như loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm nhiều muối như dưa cà, kiêng hoàn toàn đồ nướng, thịt bò, hải sản… Thực đơn hằng ngày của họ hầu như chỉ xoay quanh rau xanh, ngũ cốc, trái cây, sữa, rất ít thịt gà hoặc thịt lợn. Nhiều người lại truyền tai nhau về việc không sử dụng những thực phẩm như giá đỗ, trứng, trứng vịt lộn, thậm chí rau muống, rau mầm… ra khỏi thực đơn hằng ngày vì cho rằng là những thực phẩm đặc biệt tốt cho tế bào ung thư, kích thích tế bào ung thư phát triển mạnh. Không chỉ có thế, nhiều bệnh nhân còn chọn cho mình phương pháp ăn kiêng khắc nghiệt hơn. Ngược lại, có người lại rất cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư như đặt mua hoa quả tại vườn, trồng rau sạch quanh nhà hoặc đặt hàng từ cơ sở sản xuất có uy tín… với mục đích tránh tuyệt đối thực phẩm trôi nổi, nhiều hóa chất, thực phẩm trái mùa không tốt cho người bệnh.Vậy đâu là chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân ung thư?

Chưa  có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào cho thấy chế độ ăn loại bỏ phần lớn chất dinh dưỡng lại có tác dụng giảm di căn khối u. Ngược lại, trên thực tế, có thể thấy rõ nhất việc cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng sẽ dần suy kiệt, suy giảm miễn dịch. Và đây chính là môi trường tốt nhất cho tế bào ung thư phát triển lan rộng. Do vậy, bệnh nhân ung thư có thể thoải mái ăn uống mà không cần kiêng khem bất cứ thực phẩm gì trừ những người mang nhiều loại bệnh cùng lúc như vừa bị ung thư vừa bị tăng huyết áp, hay vừa bị ung thư vừa bị đái tháo đường… Riêng những thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, nội  tạng động vật, đồ nướng… thì tất cả mọi người đều nên hạn chế ăn vì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người sử dụng.

Tăng cường dinh dưỡng

Khi bị bệnh, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Do vậy, ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy kiệt  nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý. Để đảm bảo dinh dưỡng, người bệnh cần phải ăn uống sao cho đảm bảo đầy đủ và cân bằng các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất, trong đó lưu ý ăn nhiều cá, rau quả, ít thịt. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm” cho khối u như rất nhiều người lầm tưởng.

Tăng cường cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng những loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt… và uống nhiều nước trái cây tươi. Chú ý đến những rau quả có nhiều vitamin A vì vitamin này rất cần thiết cho cơ thể. Các loại rau tươi như bắp cải, su hào, cà rốt…đều là những thức ăn tốt có nhiều vitamin và muối khoáng rất có lợi cho sức khoẻ, đồng thời trong các loại rau củ này có chất chống ô xi hoá rất tốt trong việc hạn chế tế bào ung thư phát triển.

Ngoài ra, việc chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất là một điều quan trọng. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá nhiều để giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Trong quá trình điều trị, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người bệnh khác nhau, hơn nữa khẩu vị của từng người cũng khác nhau nên chế độ ăn không thể giống nhau.

Người biếng ăn: Cần chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, luôn có sẵn những thức ăn, thực phẩm hợp khẩu vị để người bệnh có thể ăn ngay khi cảm thấy muốn ăn. Đảm bảo đầy đủ nước uống như canh, sữa dành cho người bệnh ung thư, nước ép trái cây, thức xay nhuyễn… Tạo hương vị thơm ngon hấp dẫn trong thực phẩm để kích thích sự thèm ăn.

Với chứng đắng miệng: Người bệnh thường có cảm giác đắng hoặc thấy có mùi tanh trong đồ ăn, nhất là với các loại thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng đạm cao. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần súc miệng với nước sạch trước khi ăn hoặc có thể ăn những loại trái cây có vị chua như: cam, quýt, bưởi… để kích thích vị giác, loại bỏ vị đắng của miệng.

Với chứng khô miệng: Người bệnh rất khó nhai và khó nuốt thức ăn… Vì thế, cần xay nhuyễn hoặc chế biến thành thức ăn dạng lỏng như nước súp, nước thịt… rồi uống theo từng ngụm để giúp nuốt dễ dàng hơn. Tránh các thức ăn đồ uống có chứa nhiều chất ngọt, tránh súc miệng bằng những dung dịch có chứa cồn.

Với chứng buồn nôn và nôn: Tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi,. Tránh uống nước trong khi ăn. Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn. Nên ngồi hoặc nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi trong vòng một tiếng sau khi ăn, tránh đi lại nhiều hay vận động mạnh trong khoảng thời gian này.

Với chứng táo bón: Táo bón ở người bệnh ung thư có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, hay do những tác động bởi liệu pháp điều trị. Để giúp ngăn ngừa chứng táo bón, người bệnh cần ăn chế độ nhiều chất xơ, uống nhiều nước với lượng nước trung bình mỗi ngày khoảng 1 – 2 lít. Ngoài ra cần uống thêm nước ép các loại rau, củ, quả, nước chanh, trà… và nên vận động thường xuyên.

 

uvinca uvinca uvinca uvinca

Bài mới nhất