Tính đến tháng 6 năm 2009, các nhà nghiên cứu chưa ghi nhận trường hợp tác dụng phụ nào của loại nấm Agaricus được trồng tại Nhật Bản. Cũng tại đất nước này, nấm Agaricus được sử dụng rộng rãi như một thực phẩm bổ sung từ giữa những năm 1990 và cũng là đối tượng được quan tâm để nghiên cứu chuyên sâu từ  trước đó bắt đầu từ giữa năm 1960.

Trong vòng gần 50 năm trở lại đây, rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu Agaricus blazei, cũng như các loại nấm khác có tác dụng y học. Qua các kiểm tra tại phòng thí nghiệm cho thấy, các loại nấm này nó cho độ an toàn của chúng cũng như tiềm năng trong điều trị ung thư và kích thích hệ miễn dịch.

Một số lượng lớn của cả nghiên cứu trong ống nghiêmvà nghiên cứu trên cơ thể sống, cùng với kết quả từ các nghiên cứu tương tự đã có, các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng khẳng định về hiệu quả ức chế sự tăng trưởng khối u và hỗ trợ kích thích hệ miễn dịch. Hầu hết các nghiên cứu gần đây khẳng định rằng việc sử dụng Agaricus là cần thiết, an toàn và hiệu quả; do đó nó là một lựa chọn tốt trong trường hợp cần bổ sung tăng cường hệ miễn dịch.

Sự an toàn của nấm Agaricus được  rất nhiều người quan tâm  bởi nó được coi là một trong những loại thuốc bổ phổ biến nhất cho những bệnhnhân bị ung thư. Từ khi nhận thấy các kim loại nặng độc hại có thểxuất hiện và tập trung trong thành phần của các loại nấm lớn và các loại nấm khác, các nhà sản xuất buộc phải đảm bảo việc trồng các loại nấm không trồng trên vùng đất ô nhiễm.

Tuy nhiên, có những báo cáo mâu thuẫn nhau về hiệu quả của ABM trên chức năng gan. Có một báo cáo được đánh dấu trong tài liệu y học nói rằng ba bệnh nhân ung thư sử dụng sản phẩm bổ sung có chứaAgaricus bị tổn thương gan [3]. Mặc dù trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây tổn thương gan,nhưng báo cáo này vẫn đề xuất nghiên cứu về mối liên hệ giữa chiết xuất từ Agaricus Blazei và nguyên nhân gây tổn thương gan.

Mặt khác, nghiên cứu về sử dụng ABM ở những bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gan C mạn tính được thực hiện bởi Grinde và các cộng sự, không cho thấy bất kỳ tác dụng phụ nào trên chức năng gan [4]. Những bệnh nhân trong nghiên cứu này đã được sử dụng dịch chiết ABM AndoSan – dung dịch được chứng minh là không có khả năng gây độc cho gan.

Hơn thế nữa, sử dụng ABM dạng AndoSan đã được thử nghiệm trên người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân viêm ruột (IBD). Những người này sử dụng liều lượng tiêu chuẩn hàng ngày là 60 ml [5] dịch chiết ABM trong 12 ngày và liều cao 360 ml dùng hai ngày một lần , tất cả được đánh giá là an toàn. Số liệu thu thập cho thấy không có bất thường trên tất cả các thông số huyết học bao gồm cả chức năng gan, tụy và thận. Điều này gần đây đã được khẳng định ở những bệnh nhân với bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng và bệnh Crohn) đã sử dụng AndoSan trong 2 tuần (bản thảo của Forland và cộng sự)

Theo: http://agaricus.org/3_side-effects.html (safety of Agaricus blazei treatment) và  International Health and Science Foundation

_____Tài liệu tham khảo___________________________________
References:
[1] Luiz RC, Jordão BQ, da Eira AF, Ribeiro LR, Mantovani MS, Mechanism of anticlastogenicity of Agaricus blazei Murill mushroom organic extracts in wild type CHO (K(1)) and repair deficient (xrs5) cells by chromosome aberration and sister chromatid exchange assays, 2003
[2] Pinheiro F, Faria RR, de Camargo JL, Spinardi-Barbisan AL, da Eira AF, Barbisan LF, Chemoprevention of preneoplastic liver foci development by dietary mushroom Agaricus blazei Murrill in the rat, 2003
[3] Mukai H, Watanabe T, Ando M, Katsumata N. , An Alternative Medicine, Agaricus blazei, May Have Induced Severe Hepatic Dysfunction in Cancer Patients.Japan J Clinical Oncology. 2006 Dec;36(12):808-10.
[4] Grinde B, Hetland G, Johnson E: Effects on gene expression and viral load of a medicinal extract from Agaricus blazei inpatients with chronic hepatitis C infection. Int Immunopharmacol 2006, 6:1311-1314.
[5] Johnson E, Førland DT, Sætre L, Bernardshaw SV, Lyberg T, Hetland G: Effect of an extract based on the medicinal mushroom Agaricus blazei Murill on release of cytokines, chemokines and leukocyte growth factors in human blood ex vivo and in vivo. Scand J Immunol 2009, 69:242-250

uvinca uvinca uvinca uvinca

Bài mới nhất