Ung thư dạ dày là loại bệnh phổ biến ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Ở nước ta, bệnh gặp nhiều ở cả hai giới, đứng vị trí thứ 2 ở nam giới sau ung thư phổi, và thứ 2 ở nữ giới sau ung thư vú.

YẾU TỐ NGUY CƠ

  1. Chế độ ăn nhiều muối, ăn nhiều thức ăn hun khói, ít ăn trái cây và rau.
  2. Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn sống ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
  3. Mắc một số bệnh lý như viêm dạ dày mãn tính, viêm teo dạ dày, dị sản ruột.
  4. Thiếu máu ác tính.
  5. Hút thuốc.
  6. Tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư dạ dày.

TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO

Ung thư dạ dày khó phát hiện sớm. Thường thì không có triệu chứng gì ở các giai đoạn sớm và trong nhiều trường hợp, ung thư đã di căn trước khi nó được phát hiện.

  1. Đau vùng thượng vị không điển hình, không có chu kỳ
  2. Ăn mất ngon, mới đầu chán ăn thịt mỡ, về sau chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào.
  3. Buồn nôn sau khi ăn, ngày càng tăng rồi nôn, lúc đầu nôn ít sau nôn nhiều với bất kỳ loại thức ăn nào.
  4. Thay đổi đặc tính cơn đau: đau thượng vị mất chu kỳ, kéo dài hơn, không giảm khi dùng thuốc (loại trước đây cắt cơn đau tốt).
  5. Thiếu máu (ù tai, hoa mắt) kèm theo ỉa phân đen rỉ rả không để ý, tình cờ bác sĩ phát hiện hoặc làm Weber-Mayer (+).
  6. Suy nhược, mệt mỏi, sút cân không tìm được nguyên nhân

Triệu chứng thực thể (thường đã muộn)

–  Khám thấy khối u vùng thượng vị: thường ở trên hoặc ngang rốn (có thể thấy ở dưới rốn nếu dạ dày sa) u rắn chắc, nổi rõ sau bữa ăn, di động ít nhiều sang trái, phải di động theo nhịp thở lên xuống. Tính di động không còn nếu K dính vào tạng lân cận (do K lan tràn).
–  Dấu hiệu hẹp môn vị ( đầy hơi, chướng bụng, nôn, bụng dưới lép khi nằm)
–  Dấu hiệu thủng dạ dày: bụng co cứng, mất vùng đục trước gan, choáng, nôn máu, ỉa phân đen.

–  Dấu hiệu ngoài đường tiêu hoá:

+ Đột nhiên sốt kéo dài, phù 2 chân, viêm tắc tĩnh mạch tái phát.
+ Gan to đau, mặt gan lổn nhổn (có thể có di căn).
+ Di căn phúc mạc: sờ bụng lổn nhổn, có dịch ổ bụng.
+ Sờ thấy hạch Troisier (ở hố thượng đòn trái, di động dưới da, nhỏ sờ kỹ mới thấy khi bệnh nhân hít sâu vào).

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN


TỶ LỆ SỐNG 5 NĂM THEO GIAI ĐOẠN
Giai đoạn I-A: Tế bào ung thư xâm lấn qua lớp niêm mạc tới lớp dưới niêm mạc. Không có di căn hạch vùng. Không có di căn xa.

Giai đoạn I-B:
– Tế bào ung thư xâm lấn qua lớp niêm mạc tới lớp dưới niêm mạc. Di căn từ 1-6 hạch dạ dày. Không có di căn xa.
–  Khối u xâm lấn qua lớp cơ đến lớp dưới thanh mạc. Không có di căn hạch vùng. Không có di căn xa.

Giai đoạn II:
– Tế bào ung thư xâm lấn qua lớp niêm mạc tới lớp dưới niêm mạc. Di căn từ 7-15 hạch dạ dày. Không có di căn xa.
– Khối u xâm lấn qua lớp cơ đến lớp dưới thanh mạc. Di căn từ 1-6 hạch dạ dày. Không có di căn xa.
– Khối u xâm lấn đến thanh mạc nhưng chưa xâm lấn vào tổ chức hoặc cơ quan lân cận. Không có di căn hạch vùng. Không có di căn xa.

Giai đoạn III-A:
– Khối u xâm lấn qua lớp cơ đến lớp dưới thanh mạc. Di căn từ 7-15 hạch dạ dày. Không có di căn xa.
– Khối u xâm lấn đến thanh mạc nhưng chưa xâm lấn vào tổ chức hoặc cơ quan lân cận. Di căn từ 1-6 hạch dạ dày. Không có di căn xa.
– Khối u xâm lấn qua thanh mạc vào các tổ chức lân cận như các mạch máu lớn. Không có di căn hạch vùng. Không có di căn xa.

Giai đoạn III-B:
– Khối u xâm lấn qua thanh mạc vào các tổ chức lân cận như các mạch máu lớn. Di căn từ 1-6 hạch dạ dày. Di căn trên 15 hạch cạnh dạ dày. Không có di căn xa.
– Khối u xâm lấn như cách trường hợp trên. Di căn trên 15 hạch cạnh dạ dày. Không có di căn xa.
– Khối u xâm lấn như cách trường hợp trên. Có di căn xa.

Giai đoạn IV: Khối u xâm lấn như các trường hợp trên. Có hoặc không có di căn hạch vùng. Có di căn xa.
– Di căn: 70% vào các nơi như :
+ Hạch địa phương: 58%
+ Thực quản 19%
+ Tuỵ: 16%
+ Vào gan: 47%
+ Vào phổi: 18%
+ Đại tràng: 14%
+ Các nơi khác: túi mật, cơ quan sinh dục , xương…

CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN

1. Chụp X-quang
Phương pháp này nhằm phát hiện những tổn thương ở dạ dày. Giá trị của chẩn đoán X quang dạ dày ngoài xác định các tổn thương thực thể như viêm loét dạ dày, ung thư… còn cho biết những rối loạn về cơ năng, co bóp, lưu thông của dạ dày và những dấu hiệu chèn ép từ bên ngoài của các tạng lân cận vào dạ dày.

2. Nội soi dạ dày
Chẩn đoán ung thư dạ dày được khẳng định qua nội soi. Có thể biết được chính xác vị trí tổn thương, thể bệnh như sùi, loét, thâm nhiễm. Phương pháp này chính xác và hiệu quả hơn chụp X-quang.

3. Các xét nghiệm khác
– Siêu âm ổ bụng: tìm di căn và đánh giá tình trạng của  các tạng trong ổ bụng.
– Chụp cắt lớp vi tính CT: tìm di căn gan, phúc mạc, hạch cạnh động mạnh chủ.
– Các xét nghiệm cơ bản: đánh giá toàn thân, xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hóa, X-quang phổi sẽ được thực hiện đầy đủ trước khi điều trị cho bệnh nhân.
– Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư: CEA, CA-724 cho kết quả dương tính khoảng 50%.

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY

Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư dạ dày căn bản bao gồm điều trị triệt căn và điều trị kịp thời. Nhiều phương pháp cắt dạ dày khác nhau được áp dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh như: cắt dạ dày bán phần kèm theo nạo vét hạch tại chỗ; cắt dạ dày toàn bộ với nạo vét hạch; đôi khi kèm theo cắt lách, cắt đuôi tụy, cắt đoạn đại tràng ngang. Chỉ định cắt dạ dày tùy theo vị trí của khối u, ví dụ u ở môn hang vị sẽ tiến hành cắt bán phần thấp, u ở vị trí trung bình hoặc u thâm nhiễm toàn bộ dạ dày sẽ chỉ định cắt dạ dày toàn bộ.
Khi không còn chỉ định điều trị triệt căn sẽ thực hiện phương pháp nối vị tràng để giải quyết hẹp môn vị.

Xạ trị
Chỉ định rất hạn chế. Có thể tia xạ vào u, vào hạch trong phẫu thuật. Ngoài ra tia xạ còn điều trị các ổ di căn như di căn xương.

Hóa trị
Với ung thư dạ dày, hóa chất điều trị có thể được áp dụng như là biện pháp chính khi ung thư đã có di căn xa mà phẫu thuật chỉ được coi là điều trị triệu chứng. Hóa chất cũng có thể dùng cho chuẩn bị mổ và củng cố kết quả phẫu thuật.

uvinca uvinca uvinca uvinca

Bài mới nhất